THS. BS TRẦN THÀNH TỚI – THÁP DINH DƯỠNG DÀNH CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

Bác sĩ Trần Thành Tới gợi ý chế độ ăn cho các bệnh nhân tiểu đường

Bác sĩ Trần Thành Tới đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội tổng quát, đã tư vấn và thăm khám cho rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Trong quá trình tư vấn và tiếp xúc, Bác sĩ Tới nhận thấy các bệnh nhân gần như không có nhiều kiến thức về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị tiểu đường. Trong bài viết này của Thông Điệp Sức Khỏe, Bác sĩ Trần Thành Tới sẽ gợi ý cho các bệnh nhân tiểu đường cách để có 1 chế độ ăn hợp lý và phù hợp để người thân và bệnh nhân đều có thể tham khảo.

Quá trình công tác, làm việc của Bác sĩ Trần Thành Tới

Tốt nghiệp Trường Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bác sĩ Trần Thành Tới, với chuyên môn về nội tiêu hóa gan mật, ông đã nhiều năm cống hiến tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Nguyễn Trãi.

Ngoài công tác lâm sàng, Bác Sĩ Trần Thành Tới cũng tham gia giảng dạy và đào tạo tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y Dược – Đại học Hồng Bàng, và Khoa Y Sinh – Đại Học Thể Dục Thể Thao. Hiện, Bác Sĩ Trần Thành Tới đang cộng tác tại Bệnh Viện Pháp Việt, nơi ông tiếp tục giúp đỡ các bệnh nhân bằng sự tận tụy của mình với nghề.

Bác sĩ Trần Thành Tới tại buổi tọa đàm chăm sóc sức khỏe “Lắng nghe cơ cơ thể bạn”
Bác sĩ Trần Thành Tới tại buổi tọa đàm chăm sóc sức khỏe “Lắng nghe cơ cơ thể bạn”
  • Tốt nghiệp Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Công tác tại Khoa Nội tiêu hóa gan mật tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Công tác tại Bệnh viện Nguyễn Trãi
  • Tham gia giảng dạy tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch
  • Tham gia giảng dạy tại Khoa Y Dược tại Đại học Hồng Bàng
  • Tham gia giảng dạy tại Khoa Y Sinh tại Đại học Thể dục Thể thao
  • Cộng tác tại Bệnh viện Pháp Việt.
Bác sĩ Trần Thành Tới tại nhà máy nghiên cứu
Bác sĩ Trần Thành Tới tại nhà máy nghiên cứu

Bác sĩ Trần Thành Tới đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội tổng quát, đã tư vấn và thăm khám cho rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Trong quá trình tư vấn và tiếp xúc, Bác sĩ Tới nhận thấy các bệnh nhân gần như không có nhiều kiến thức về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị tiểu đường. Trong bài viết này, Bác sĩ Trần Thành Tới sẽ gợi ý cho các bệnh nhân tiểu đường cách để có 1 chế độ ăn hợp lý và phù hợp để người thân và bệnh nhân đều có thể tham khảo.

Bác sĩ Trần Thành Tới chia sẻ về nguyên tắc về dinh dưỡng đối với người tiểu đường

Đối với các bệnh nhân tiểu đường, việc ăn uống đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, duy trì năng lượng cho các hoạt động hằng ngày nhưng vẫn cần ổn định đường huyết là nguyên tắc bất di bất dịch

Bác sĩ Trần Thành Tới khuyên các bệnh nhân không nên vì muốn ổn định đường huyết mà bỏ bữa, nên ăn đủ 3 bữa 1 ngày, tốt nhất là nên chia nhỏ bữa và thêm 1 bữa phụ vào tối để đảm bảo đêm không bị tình trạng đói, dẫn đến việc hạ đường huyết. Không nên kiêng khem quá nhiều, vẫn phải ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng.

Bác sĩ Trần Trành Tới - Người có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn dinh dưỡng cho các bệnh nhân tiểu đường
Bác sĩ Trần Trành Tới – Người có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn dinh dưỡng cho các bệnh nhân tiểu đường

Tháp dinh dưỡng đối với người bị tiểu đường

Tháp dinh dưỡng này được dựa trên nguyên tắc về lượng thực phẩm nên nạp đối với bệnh nhân tiểu đường. Theo chiều từ dưới lên trên, từ các nhóm thực phẩm nên ăn nhiều cho đến các nhóm thức phẩm hạn chế ăn.

Tháp dinh dưỡng bao gồm các loại thực phẩm người tiểu đường nên dùng
Tháp dinh dưỡng bao gồm các loại thực phẩm người tiểu đường nên dùng

Nhóm 1: Nhóm thực phẩm thuộc tinh bột, ngũ cốc, khoai và các thực phẩm giàu đường bột

  • Đây là nhóm thực phẩm cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân, ngoài ra cũng bổ sung lượng ít chất béo, Vitamin A, C,D. Người bị tiểu đường vẫn có thể ăn cơm hằng ngày, hay các loại tinh bột khác như gạo lứt hay khoai lang tùy nhu cầu của cơ thể.
  • KHÔNG NÊN ăn khoai tây, bánh mì bánh gạo… vì có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.
  • KHÔNG NÊN loại bỏ tinh bột ra khỏi khẩu phần ăn, vì tinh bột cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • NÊN ƯU TIÊN sử dụng các nguồn tinh bột tốt (tinh bột phức tạp) như lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, khoai lang và ngũ cốc hạt, vì đó là những thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao hơn, giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết tốt hơn so với các nguồn tinh bột xấu (tinh bột đơn) như bánh mì trắng, bánh quy, gạo trắng, các loại bánh kẹo, bột ngũ cốc tinh chế (các loại bán sẵn), khoai tây chiên, nước ngọt…

Nhóm 2: Nhóm thực phẩm giàu chất xơ, rau củ

  • Người bị bệnh tiểu đường nên ăn uống thanh đạm, vì vậy không thể thiếu nhóm chất xơ. Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất, tạo cảm giác no lâu, trong rau củ, hoa quả có nhiều vitamin, acid amin, chất khoáng. Theo nghiên cứu, bệnh nhân tiểu đường cần tiêu thụ trung bình ít nhất 14g/1000kcal/ngày. Với nữ giới là 25g/1000kcal/ngày, với nam giới là 38g/1000kcal/ngày.

Nhóm 3: Nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin, chất đạm

Thực phẩm có chứa nhiều vitamin, chất đạm
Thực phẩm có chứa nhiều vitamin, chất đạm
  • Những loại thực phẩm nằm trong nhóm này bao gồm: thịt, trứng, sữa, các thực phẩm từ sữa, các loại đậu, hạt… Giúp cung cấp đầy đủ chất đạm, sắt, vitamin, Photpho đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Người trưởng thành cần cung cấp đầy đủ từ 1-1,2g Protein mỗi ngày, sẽ tương đương với khoảng 15-20% tổng năng lượng của một khẩu phần ăn. Người bị bệnh tiểu đường thì nên lựa chọn các loại đạm từ thực vật như sữa đậu nành không đường, đậu phụ…Và cần chọn các loại thịt nạc, không mỡ, ức gà… để hạn chế nguy cơ béo phì, thừa cân.

Nhóm 4: Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo, chứa dầu, mỡ, loại hạt có dầu 

  • Chất béo là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao và có vai trò giúp tăng hấp thu vitamin. Trong tháp dinh dưỡng của người tiểu đường, nhóm thực phẩm này cũng cần được cung cấp đủ lượng và trong mức cho phép.
  • Người bị tiểu đường cần bổ sung nhóm này bằng các sản phẩm từ dầu thực vật trong chế biến như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương
  • Hạn chế sử dụng mỡ động vật, ăn nội tạng động vật, hoặc các sản phẩm đóng hộp

Nhóm thực phẩm bệnh nhân tiểu đường hạn chế không nên ăn

  • HẠN CHẾ thực phẩm có chứa chất bột đường từ 10-20%
  • HẠN CHẾ các loại đồ ăn, thực phẩm có nhiều đường như mứt, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt) hoặc các loại hoa quả sấy khô như nho khô, chuối sấy, mít sấy…..
  • KIÊNG hoặc HẠN CHẾ nhiều nhất có thể đối với các loại đường hấp thụ nhanh
  • NÊN ăn nhạt, giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn, nên chỉ dụng khoảng 2300mg/ngày
  • KHÔNG NÊN uống bia, rượu, đồ có cồn.

Ngoài những lời khuyên của Bác sĩ Trần Thành Tới về chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tập thể dục hàng ngày, tùy vào thể trạng của cơ thể. Khi tuân thủ theo chế độ và nguyên tắc dinh dưỡng cũng lối sống lành mạnh sẽ giúp người tiểu đường kiểm soát được bệnh và làm hạn chế tình trạng biến chứng không mong muốn do bệnh tiểu đường gây ra. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *